Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

1463

Khoedep247.com -Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề mà rất nhiều nữ giới mắc phải. Tuy nhiên họ lại cho rằng đây là hiện tượng bình thường và không quan tâm đến các biến chứng của nó. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh qua bài viết sau đây.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt diễn ra không đều và màu sắc kinh nguyệt có sự khác thường. Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra rất nhiều các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là điều mà nữ giới nên làm.

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục-1

Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt đến sớm

Nếu bỗng nhiên bạn thấy kinh nguyệt của mình đến sớm trước 1 tuần hay kinh nguyệt bị nhiều hơn so với những lần trước thì đây là dấu hiệu bệnh rối loạn kinh nguyệt. Việc đến sớm kinh nguyệt như vậy còn có thể khiến cho nữ giới bị kinh 1 tháng bị 2 lần.

Kinh nguyệt đến muộn

Hiện tượng kinh nguyệt đến muộn hơn 1 tuần so với chu kì bình thường của bạn cũng là biểu hiện bệnh rối loạn kinh nguyệt. Đây có thể là do thời gian nang trứng phát triển và đến kỳ rụng trứng không ổn định nên xảy ra hiện tượng kinh nguyệt đến muộn.

Chu kì kinh nguyệt không đều

Khi bạn bị rối loạn kinh nguyệt thì chu kì kinh nguyệt sẽ diễn ra không ổn định theo chu kì của mỗi tháng. Một số nữ giới sẽ gặp phải tình trạng một tháng có tới 2 kỳ kinh nguyệt, đôi khi là phải 2 – 3 tháng mới có kinh một lần… Dấu hiệu này thường xảy ra với phụ nữ lớn tuổi. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone estrogen, progesterone…

>>>Xem thêm:  7 hiện tượng gây khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em

Đau bụng kinh dữ dội

Rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng kinh dữ dội cùng với đó là hiện tượng đau dai dẳng, kéo dài thậm chí da dẻ bạn bị nhợt nhạt, ngất xỉu… đây là do sự co thắt ở cổ tử cung quá mạnh khiến bạn bị các hiện tượng trên.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi

Kinh nguyệt của mỗi người sẽ có màu đỏ thẫm, nhưng nếu bạn phát hiện kinh nguyệt của mình có màu đen hoặc nâu đỏ thì đó là dấu hiệu bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Nữ giới bị mất cân bằng nội tiết tố

Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục-2

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh  nguyệt

Ở nữ giới sẽ xảy ra rất nhiều các giai đoạn khác nhau như có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Mỗi giai đoạn mà nữ giới trải qua sẽ là một lần nội tiết tố của bạn bị thay đổi khiến cho nữ giới rơi vào tình trạng mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Tăng hoặc giảm cân

Cân nặng của bạn tăng hoặc giảm sẽ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt.

Rối loạn ăn uống

Việc chán ăn hoặc ăn uống quá nhiều sẽ làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt

>>>Xem thêm:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa huyết áp thấp phụ nữ

Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục nhiều sẽ làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Cho con bú

Một số phụ nữ trong thời gian cho con bú không xuất hiện kinh nguyệt hoăc kinh nguyệt xuất hiện không bình thường. Đây là do trong sữa mẹ có chất prolactin làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

Dậy thì

Nữ giới khi mới xuất hiện kinh nguyệt đều có hiện tượng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật.

Trước khi mãn kinh

Phụ nữ trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ gặp vấn đề kinh nguyệt không đều. Đây là do lượng hoóc môn nữ bắt đầu giảm khiến cho chu kì kinh nguyệt trước đó bị phá vỡ và dẫn đến bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Căng thẳng và bệnh lí

Những căng thẳng trong công việc hoặc do những bệnh lí sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục-3

Giữ tinh thần thoải mái để tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở về bình thường

Giữ tinh thần thoải mái:

Các căng thẳng trong công việc và cuộc sống sẽ khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt vì vậy bạn cần giữ tinh thần thoải mái để kinh nguyệt có thể trạng thái bình thường.

>>>Xem thêm:  Bệnh gout ở nữ giới: triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng

Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng:

Bệnh rối loạn kinh nguyệt gây mất máu, thiếu máu, mệt mỏi vì vậy bạn cần một chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, đây là điều vô cùng cần thiết cho nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt. Vì có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm sinh lý và giúp chu kì kinh nguyệt về mức bình thường.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Trong các loại thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là hai loại hoormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi nồng độ hoormon trong cơ thể mà hoormon sinh dục có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi hoormon bị mất cân bằng, trứng sẽ không rụng và gây rối loạn kinh nguyệt.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Một chế độ nghỉ ngơi hợp lí sẽ làm cơ thể điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường do đó điều trị rối loạn kinh nguyệt có hiệu quả.

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có bệnh vô sinh ở nữ giới, vì vậy khi đã thực hiện các cách trên mà nữ giới thấy chu kì kinh nguyệt chưa trở về trạng thái bình thường thì nên đi khám bác sĩ để được điều trị ngay.

khám phá

4 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây