Ba kích: Vị thuốc đắc lực cho giới mày râu

811

Theo quan niệm Đông y và kinh nghiệm dân gian, ba kích được chứng minh là chứa các thành phần có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ cho giới mày râu.

Theo quan niệm Đông y và kinh nghiệm dân gian, ba kích được chứng minh là chứa các thành phần có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ. Ba kích có vị cay, chát, hơi ngọt, tính ôn quy kinh thận, chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu. Thành phần hóa học trong rễ loài cây này là các anthraglycosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…, tinh bột, đường, a-xít hữu cơ, vitamin C. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, ba kích có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Trên lâm sàng, dịch chiết ba kích được chứng minh có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm.

Ba kích: Vị thuốc đắc lực cho giới mày râu

TỐT CHO CHUYỆN “PHÒNG THE”

Y học cổ truyền quan niệm, nếu “dương khí” không đủ thì sẽ không đủ “năng lượng” để hâm nóng cơ thể và kích hoạt sự tạo chất dịch. Nếu năng lượng dương cạn kiệt, có thể sẽ mệt mỏi, chậm chạp, xanh xao, yếu đuối, bất lực hoặc vô sinh. Sự thiếu hụt này thường dẫn đến sự suy thoái của thận. Cũng theo lý luận của y học cổ truyền, thận đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe tình dục. Thận điều khiển một số chức năng cơ thể, quan trọng nhất là sản xuất hormone. Sự khiếm khuyết về chức năng sinh lý này thường gây ra bởi sự mất cân bằng trong sản xuất nội tiết tố. Cây ba kích là thảo dược có khả năng kích hoạt sản xuất nội tiết tố nên được dùng ưu tiên hàng đầu để chữa các rối loạn tình dục. Các nghiên cứu đã chứng minh, rễ ba kích chữa được các trường hợp như xuất tinh sớm, bất lực, ham muốn tình dục thấp, mệt mỏi, sản xuất tinh trùng kém dẫn đến vô sinh.

>>>Xem thêm:  Cây đinh lăng bổ ích không kém nhân sâm

Ở phụ nữ, rễ ba kích được sử dụng để điều trị một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, vô sinh, lãnh cảm, hội chứng tiền kinh nguyệt và âm đạo khô.

Ngoài khả năng điều trị rối loạn chức năng tình dục nhờ kích thích tố, ba kích còn giúp cơ thể tăng cường nạp năng lượng tự nhiên. Nhờ đó, sự ham muốn tăng lên, giúp các cặp vợ chồng có đời sống tình dục phong phú hơn. Một số bài thuốc có ba kích kết hợp các loại thảo mộc khác giúp làm giãn các mạch máu trong cơ thể. Sự giãn nở này giúp máu lưu chuyển dễ dàng và duy trì sự cương cứng. Sự tăng lượng máu đến bộ phận sinh dục cũng có lợi cho phụ nữ. Nó giúp làm tăng chất dịch bôi trơn âm đạo và giúp họ trải nghiệm tình dục thỏa mãn, đạt khoái cảm nhiều hơn.

CÁC TÁC DỤNG KHÁC

Ba kích còn mang lại một số công dụng như:

– Khỏe xương và cơ bắp: Ba kích được dùng điều trị đau khớp và yếu xương, viêm khớp dạng thấp, răng yếu, lung lay sớm và các rối loạn tương tự khác. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ba kích cũng giúp điều trị hoặc ngăn ngừa chứng loãng xương ở người lớn tuổi.

– Chống trầm cảm: Một số hoạt chất từ ba kích đã được cô lập và xác định để điều trị chứng trầm cảm. Do đó, việc bổ sung thảo dược này cũng góp phần thay đổi tâm trạng mà ít bị tác dụng phụ hơn phải dùng liệu pháp hormone thay thế.

>>>Xem thêm:  Tác dụng của rau thì là đối với sức khỏe

– Chống lão hóa và mệt mỏi: Các chất đóng vai trò chống ô-xy hóa trong ba kích góp phần trẻ hóa gan và thận. Nó giúp sản xuất các tế bào mới, kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội tiết tố, nhờ vậy giúp cơ thể tràn đầy sinh lực.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Ba kích chứa nhiều loại vitamin và chất chống ô-xy hóa có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, máu dễ lưu thông lên não giúp tăng khả năng nhận thức.

– Tốt cho hệ tiết niệu: Ba kích có thể điều trị các vấn đề tiết niệu như tiểu quá nhiều và tiểu dầm, tiểu không kiểm soát, rối loạn tuyến tiền liệt…

– Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật còn cho thấy, ba kích giúp ổn định đường huyết và huyết áp cũng như giúp thu nhỏ khối u trên một số dạng ung bướu.

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ BA KÍCH

Một số bài thuốc có sử dụng ba kích:

– Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g), hoài sơn 600g. Các vị trên tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/hoàn, chữa nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai.

– Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt đồng vị 300g, ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống  2-3 lần/hoàn, chữa suy nhược, gầy còm hoặc người béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao.

>>>Xem thêm:  Giải độc cho cơ thể bằng cây chùm ruột

– Ba kích 150g, hà thủ ô chế đậu đen 150g, ngưu tất 150g, lá dâu non 250g, vừng đen 150g (sao thơm), rau má 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/hoàn để bồi bổ, trợ dương.

– Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải (400g), làm hoàn cứng to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ngày. Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt.

– Ba kích nấu thịt trai: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận tráng dương.

– Rượu ba kích: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong 7 ngày là có thể dùng được. Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây